Để chiếc áo mưa của bạn sử dụng được lâu thì điều quan trọng là phải chọn được một chiếc áo mưa bền và có cách bảo quản tốt.
Cách chọn áo mưa tốt:
- Nhìn vải nhựa áo mưa thấy mặt mịn và mềm mại, đanh, độ tuột nước tốt là ổn.
- Kiểu dáng cân đối, đường may sắc sảo, đường dán các phần kết nối của áo chắc chắn.
- Mực in hình trên áo không dễ bị bong tróc, bao bì được in sắc nét, đóng gói cẩn thận.
Cách bảo quản
- Áo mưa sau khi đi mưa về cần phải vẩy sạch nước mưa, treo lên thật khô mới gấp cất đi. Khi cất không được dùng vật nặng đè lên trên, nếu không áo mưa sẽ hằn những nếp gấp không sao làm phẳng được, áo sẽ bị giòn và dễ rách hơn.
- Nếu trên áo mưa đã xuất hiện những nếp nhăn nhẹ, bạn có thể đem nó treo lên mắc áo để nếp tự phẳng trở lại như cũ. Nếu như nếp nhăn nhúm, gẫy gấp nghiêm trọng, bạn hãy cho áo mưa vào ngâm khoảng một phút trong nước nóng 70- 80 độ C. Sau đó, ta nhấc áo mưa ra để róc nước và khô hẳn, vết nhăn sẽ hết. Chú ý khi đã ngâm vào nước nóng thì dùng tay để co kéo áo mưa, tránh áo bị biến dạng.
- Nếu áo mưa bị dây dính bẩn, bạn hãy trải nó lên bàn giặt, dùng bàn chải mềm tẩm dung dịch xà phòng lau cọ, rồi đem tráng trong nước lạnh, đem phơi khô chỗ râm mát.
- Nếu là áo mưa kiểu quần áo thì bạn không lên dùng bàn chải để rửa áo mưa. Mà bạn dùng giẻ nhúng nước xà phòng để lau thì áo mưa của bạn sẽ bền và không bị sờn.
Cần chú ý một số ký hiệu của nhà sản xuất áo mưa:
- Hình chậu nước có ghi 400C là không được giặt máy
- Có hình dấu chéo trên bàn ủi là không dùng bàn ủi
- Hình dấu chéo trên áo mưa vặn xéo là không vắt hay xiết lại
- Hình chậu nước có bàn tay là giặt bằng tay
- Hình áo mưa móc vào mắc áo là phơi nơi thoáng mát...
Theo đúng những hướng dẫn trên, tấm áo đi mưa sẽ bền bỉ che chở bạn qua nhiều ngày mưa dầm ướt át.
Nguồn: Eva.vn